Doanh nghiệp dệt may cần làm gì khi chi phí logistic tăng cao?

Đối với doanh nghiệp, công ty dệt may một trong những câu chuyện đang được quan tâm đó chính là làm thế nào để đối phó với tình trạng cước vận chuyển tăng cao. Hãy cùng trao đổi cho một số vấn đề liên quan đến chi phí logistic tăng cao hiện nay.
Trước hết phải khẳng định rõ ràng đối với quá trình vận tải biển là vấn đề toàn cầu. Nó chắc chắn sẽ tác động đến Việt Nam chúng ta. Mà Việt Nam là nền kinh tế mở, hoạt động xuất nhập khẩu gần gấp đôi quy mô GDP. Chi phí logistic tại Việt Nam thường có xu hướng cao hơn so với các quốc gia khác nên là vấn đề tầm quốc gia, doanh nghiệp tự mình không thể tác động làm giảm các chi phí này được.
Việc giá cước vận tải tăng sẽ tạo áp lực giảm giá mua hàng. Đây vô tình là rủi ro ngoại vi doanh nghiệp chỉ có thể tìm cách hạn chế ảnh hưởng. Đối với các doanh nghiệp may mặc, đa phần xuất khẩu FOB sẽ không phải lo việc thuê vận chuyển nên có thể làm để chia sẻ khó khăn với khách hàng là đảm bảo thời gian giao hàng khi việc lùi thời gian khởi hành.


Đối với các doanh nghiệp làm FOB tự lo về các nguyên phụ liệu phải chịu chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu thì việc cần làm đó chính:

  • Trao đổi với khách hàng của mình để vẽ ra kế hoạch sớm cho việc mua nguyên vật liệu.
  • Làm việc với một đơn vị logistic uy tín, đáng tin cậy để giảm thiểu rủi ro giá cước vận chuyển có thể bị điều chỉnh thất thường.
  • Xem xét phương thức vận chuyển thay thế nếu hợp lý.

Ngoài ra, để theo dõi được chi phí logistic, về lâu dài doanh nghiệp, công ty Việt Nam cần xem xét có bộ phận chuyên về logistic để giúp theo dõi biến động chi phí logistic, lựa chọn đơn vị logistic chất lượng và dịch vụ tốt.
Trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 thì trong đố 97 doanh nghiệp tiến hành điều tra, có tới 88% số doanh nghiệp họ chưa có bộ phận Logistics Quản lý chuỗi cung ứng riêng biệt, 34% doanh nghiệp khảo sát logistics do phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm; 24% do phòng kinh doanh tự chủ; 11% do phòng sản xuất; 5% do phòng vật tư và còn 11% bị phân tán ở nhiều bộ phận chức năng khác. Trong đó có 12% số doanh nghiệp đã thành lập phòng logistics đều là các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc phân tán chức năng logistic tại nhiều bộ phận tại doanh nghiệp có lẽ cũng là tình trạng phổ biến đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay tại Việt Nam. Do đó, để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí logistic thì doanh nghiệp cũng cần chú trọng để xem xét đến việc tổ chức quản trị vấn đề này.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất