Giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân may mặc

Trong xu thế toàn cầu hóa, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty phải có ý thức xây dựng cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực làm việc cho công nhân may mặc tại công ty, doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp.

Tăng thu nhập định kỳ

Để đảm bảo thu nhập cho người lao động thì Công ty, doanh nghiệp phải chú trọng đến các khoản chính mà người thu nhập nhận được. Chính vì vậy mà việc làm cho quỹ tiền lương thực tế không ngừng tăng lên là rất quan trọng. Việc này cần phải có biện pháp nhằm tạo nguồn tiền lương, thưởng, phụ cấp trong Công ty.
Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp nên thực hiện tốt các công tác như là: Xem xét lại quy trình sản xuất, giảm hao phí lao động không đáng có, tích kiệm những khoản chi tiêu…. cùng với đó cần tăng năng suất lao động sẽ giảm được giá thành sản phẩm làm tăng doanh thu và song song với đó là tăng thu nhập của người lao động.

Điều chỉnh kết cấu tiền lương

Mức chi thực tế về tiền thưởng, phụ cấp tại công ty, doanh nghiệp còn rất thấp và không hợp lý giữa nhiều đối tượng khác nhau.
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải điều chỉnh kết cấu tiền lương: Công ty cần tăng quỹ thưởng và sử dụng sao cho khoa học để tạo động lực kích thích người lao động tăng năng suất. Ngoài ra, tăng khoản phúc lợi cho người lao động để khuyến khích sự nhiệt tình, đặc biệt là người lao động gắn bó lâu dài với Công ty như là phụ cấp thâm niên.

Áp dụng phúc lợi tự nguyện

Ngoài các khoản phúc lợi, Công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ nên áp dụng một số hình thức phúc lợi tự nguyện để khuyến khích người lao động làm việc, yên tâm hơn trong quá trình công tác và gắn bó lâu dài với Công ty như: Bảo hiểm y tế, chương trình bảo vệ sức khoẻ, chương trình trợ cấp nguy hiểm… Công ty cần xây dựng chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng trong công việc của nhân viên…

Đánh giá người lao động dựa trên thành tích

Về phương pháp đánh giá: Các công ty, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp Thang đo để đánh giá thành tích cho người lao động.
Quy trình đánh giá: Người lao động điền thông tin cá nhân vào bản đánh giá, sau đó nộp lại cho cấp trên. Sau đó, trưởng bộ phận sẽ tổ chức buổi họp công khai để mọi người cùng xem xét lại kết quả đánh giá đó. Từ đó, kết quả được thống nhất và cấp trên sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp rồi thông báo kết quả cuối cùng đến mọi đối tượng.

Phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực

Công ty cần chú ý đến những vấn đề như sau:
Xác định trước việc thay đổi vị trí làm việc đó sẽ tác động như thế nào đến người lao động hiện tại và kết quả của người lao động có thể đạt được ở vị trí mới.
Công ty có chính sách đối với người lao động chấp nhận sự thay đổi vị trí vì khi thay đổi vị trí sẽ rất có thể tạo cho người lao động những khó khăn mới lớn và tạo điều kiện để công nhân nhanh chóng thích nghi với công việc mới.
Việc luân chuyển công việc phải được diễn ra theo một quy trình nhất định làm sao để cho công việc ngay hiện tại của họ không bị ảnh hưởng tiêu cực trước khi người này chuyển sang vị trí mới.

Tạo cơ hội thăng tiến

Giải pháp này chỉ có thể áp dụng với một số đối tượng nổi bật. Để xác định được những cá nhân đó thì Công ty, doanh nghiệp phải thường xuyên có cơ chế giám sát, theo dõi làm việc của họ từ đó bố trí, sắp xếp người đủ năng lực thực hiện công việc vào những vị trí còn thiếu đó để qua đó tạo động lực làm việc cho người lao động.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất