Ngành dệt may hiện nay và những thách thức đang “bủa vây”

Sau quá trình từng bước phục hồi tăng trưởng trong năm 2022 thì đến nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Theo dự báo xuất khẩu của ngành này sẽ không được lạc quan bởi chúng phải chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới. Vậy, ngành dệt may hiện nay đang gặp những thách thức gì?

Tổng quan ngành dệt may năm 2023 – Nguyên nhân của sự sụt giảm

Theo VIRAC, ngành dệt may của Việt Nam năm 2022 đã thu được kết quả tích cực khi đạt mức kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, tình hình kinh tế – chính trị thế giới bất ngờ gặp vấn đề hàng loạt như: Chiến tranh Nga – Ukraine, tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao,… đã dự báo cho thấy cầu về hàng may mặc cũng sẽ sụt giảm trong năm tới (năm 2023).

Đúng như dự đoán, ngành dệt may Việt Nam tháng đầu của năm 2023 khá ảm đạm, thậm chí là sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu ngành dệt may trong thời gian tới, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo rằng: “Tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ có xu hướng chậm lại trong tháng cuối năm 2022 do ảnh hưởng bởi lạm phát và nhu cầu giảm sút”.

Một số thách thức trong ngành dệt may hiện nay

Tác động của dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung

Có thể thấy, đại dịch covid đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may. Dịch bệnh bùng lên kéo theo nhiều hệ lụy khiến nhiều tỉnh thành phải giãn cách, ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê, xuất khẩu toàn ngành dệt may bị giảm 0,4% cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch. Hhy vọng đây chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn, dự báo đà tăng trưởng của ngành này sẽ còn lấy lại đà trong các quý tiếp theo. 

Hạn chế về trình độ của nguồn nhân lực 

Trình độ của người lao động trong doanh nghiệp may mặc vẫn còn yếu kém (chiếm gần 90% lao động phổ thông). Ở nước ta trong ngành dệt may, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chất lượng và tay nghề vẫn chưa thực sự được chú trọng, còn nhiều bất cập. Điều này trở thành một trở ngại lớn, đặc biệt là trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Hạn chế sản xuất tự động hóa, sử dụng máy móc công nghiệp 4.0

Thời đại công nghiệp 4.0 mở ra nhiều các cơ hội và thách thức chưa từng thấy về phương thức sản xuất; logistics và quản lý chuỗi cung ứng,… Ngành dệt may là ngành chủ lực của tăng trưởng kinh tế và chịu tác động của ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong cuộc cách mạng lần thứ tư này.

Tự động hóa cũng kết nối dựa trên nền tảng internet kết nối vạn vật; công nghệ in, dệt 3D; số hóa thiết bị dệt may; sử dụng trí thông minh nhân tạo… đang trở thành xu hướng tất yếu.

Đây là thách thức vô cùng lớn, buộc ngành dệt may nước ta phải đưa ra những chiến lược mới thích hợp với tình hình. Trong đó, chuyên gia đã đưa ra những giải pháp như đầu tư thiết bị công nghệ 4.0, tập trung chủ chốt vào việc đào tạo nhân lực; thay đổi cơ chế chính sách phù hợp; đầu tư cho việc phát triển khoa học phù hợp với ngành…

Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, bản thân các doanh nghiệp may mặc cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường…. Đặc biệt là cần chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB và ODM.

Đăng ký nhận thông tin mới nhất